Các bước chăm sóc da khô

Muốn chăm sóc da khô hiệu quả bạn cần tuân thủ một quy trình nhất định kèm theo việc lựa chọn mỹ phẩm phù hợp.

Ngay sau đây, chúng ta sẽ lần lượt nói chi tiết hơn về các bước chăm sóc da khô cơ bản:

1. Tẩy trang da mặt

Tẩy trang chính là khâu đầu tiên bạn cần phải làm, bước này sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn các bụi bẩn, dầu thừa và lớp trang điểm giúp da sạch sẽ và thông thoáng.

Rửa mặt bằng nước không thể làm sạch sâu bề mặt da, nếu để lâu hiện tượng bít tắc lỗ chân lông sẽ nặng và gây nên tình trạng mụn, viêm.

Vì vậy nếu muốn da thật sự sạch thì nhất thiết phải có bước tẩy trang trong quy trình dưỡng da.

Đối với da khô chúng mình nên chọn các sản phẩm tẩy trang dạng sữa, sáp hoặc dạng kem.

Lý do là bởi các dạng này thường đậm đặc giúp việc làm sạch da khô triệt để, ngoài ra chúng còn có thể cung cấp độ ẩm cần thiết để khiến da không bị khô hơn, không bị khó chịu hay kích ứng do tẩy trang.

Nếu bạn hay make up thì ngày nào cũng phải tẩy trang còn ít make up thì nên tẩy trang 2-3l/tuần vào buổi sáng để làm sạch sâu lỗ chân lông.

Mỗi dạng tẩy trang sẽ kèm theo cách sử dụng khác nhau, bạn hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

​2. Sữa rửa mặt

Một số sản phẩm tẩy trang chưa thể loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn hoặc vẫn còn gây cảm giác nhờn rít, do vậy bạn hãy dùng thêm sữa rửa mặt để giúp da có thể sạch hoàn toàn.

Nguyên tắc chung khi chọn sửa rữa mặt cho da khô đó là độ pH thấp hơn 7, các chất hoạt động bề mặt tạo bọt phải thuộc danh sách an toàn để da không bị khô hơn, cụ thể:

​​Chọn loại sữa rửa mặt có thành phần dưỡng ẩm cao trong đó gồm thành phần giữ ẩm và cấp ẩm

Thành phần giữ ẩm gồm: Glycerin, Lauric Acid, Oleic Acid, Hyaluronic Acid….

Chúng sẽ hút ẩm từ môi trường bên ngoài sau đó giữ lại và thẩm thấu vào da.

Sữa rửa mặt có thành phần này ngoài việc làm sạch da sẽ giúp da luôn được cung cấp một độ ẩm thiết yếu.

​Nên chọn sữa rửa mặt ở dạng gel hoặc kem

Dạng kem thường đặc và bổ sung nhiều dưỡng chất cho da, còn dạng gel có tỷ lệ nước cao nhất trong các dạng sữa rửa mặt do đó ngoài làm sạch thì chúng sẽ giữ được độ ẩm và sự tươi mát cho da bất cứ khi nào.

​Tuyệt đối không chọn sửa rửa mặt dạng bọt hoặc dạng hạt

​Dạng bọt tuy làm sạch tốt nhưng chúng sẽ lấy đi lượng dầu cần thiết cho da, tính kiềm của chúng còn gây cảm giác căng, rát sau khi sử dụng.

Còn dạng hạt có tính bào mòn làm da khô ráp và nhanh bị lão hóa.

​3. Tẩy tế bào da chết

​Cách chăm sóc da mặt khô tiếp theo đó chính là tẩy tế bào da chết.

Theo sinh lý bình thường của cơ thể thì hàng ngày trên da của chúng ta sẽ có hiện tượng thay da, lớp tế bào mới sẽ thay thế tế bào cũ.

Do đó, nếu không làm sạch lớp tế bào này các lỗ chân lông sẽ dễ bị bít tắc.

Thêm vào đó, hầu như ai cũng có thói quen make up hàng ngày, mỹ phẩm, khói bụi và mồ hôi cũng cùng lúc tích tụ trên da nên việc tẩy tế bào da chết lại thêm phần quan trọng hơn rất nhiều.

Nguyên tắc chọn sản phẩm tẩy tế bào da chết cho da khô đó là có thành phần cấp ẩm tự nhiên.

Tiếp theo đó là lựa chọn sản phẩm có thành phần AHA – Alpha Hydroxy Acids.

​Đây là loại acid gốc nước tự nhiên nên chúng sẽ tác động trên bề mặt da làm mềm lớp sừng già, kích thích tái tạo tế bào mới và quan trọng là khả năng giữ nước cực kỳ hiệu quả cho da.

Nên chọn AHA thành phần 2 – 5% để có thể làm sạch sâu và hỗ trợ trị mụn.

Sản phẩm gợi ý

​4. Mặt nạ làm sạch

Do đặc tính của da khô có tuyến bã nhờn hoạt động yếu nên dễ bị mất nước gây nên hiện tượng thô ráp, nứt nẻ, đặc biệt là tốc độ lão hóa rất nhanh nên việc lựa chọn mặt nạ làm sạch là vô cùng quan trọng.

Sản phẩm thích hợp lúc này là những loại mặt nạ có tác dụng dưỡng ẩm, thành phần chứa nhiều loại dầu dưỡng và chất chống oxy hóa để cải thiện tình trạng khô và giúp da của bạn mượt mà hơn.

​5. Nước cân bằng (Toner)

Tiếp theo trong cách dưỡng ẩm cho da khô hàng ngày đó là thoa toner. Toner sẽ cân bằng lại độ ẩm cho da và làm sạch da thêm một lần nữa.

Đối với da khô, nên lựa chọn các toner có chứa thành phần như: axit hyaluronic, ceramides sẽ có khả năng làm sạch cao và cung cấp độ ẩm lớn giúp da tăng cường sức đề kháng và luôn căng tràn sức sống.

Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn các loại toner có thành phần chiết xuất từ thiên nhiên như cây phỉ, tràm trà hay chiết xuất từ các loại hoa.

​6. Serum

Serum hay còn gọi là tinh chất – đây là sản phẩm sinh học đậm đặc chứa tới 70% các loại dưỡng chất và hoạt chất sinh học nhiều gấp 10 lần so với dạng kem thông thường.

Serum cho da khô dĩ nhiên nên có thành phần cấp ẩm cao, lượng ẩm này không chỉ giúp bề mặt da mềm mướt mà còn tạo nên lớp màng chắn bảo vệ da trước những tác hại của môi trường.

Nên chọn sản phẩm có thành phần Hyaluronic Acid (HA), kết hợp dùng thêm kem hoặc dầu dưỡng da giàu vitamin thì càng tốt.

Đặc biệt là phải tránh xa các sản phẩm có thành phần kích ứng như hương liệu hay chất kích thích nhe.

7. Đắp mặt nạ

Mặt nạ giấy bao gồm giấy và dưỡng chất, dung dịch có trong mặt nạ thường là serum dưỡng da hoặc lotion với dung tích đậm đặc.

Đối với da khô thì mặt nạ giấy được xem là sự lựa chọn lý tưởng bởi chúng có khả năng cấp ẩm tuyệt vời.

Mặt nạ giấy được phân thành nhiều loại phù hợp với các loại da khác nhau, với da khô bạn nên lưu ý lựa chọn thành phần giàu độ ẩm nhé.

​8. Kem dưỡng mắt

Như đã nói ở trên, da khô là loại da dễ gây nên tình trạng lão hóa sớm ở da, mà biểu hiện rõ rệt nhất đó là nếp nhăn ở khóe mắt.

Do vậy, bôi kem dưỡng mắt được cho là rất cần thiết ở người có làn da khô. Khi lựa chọn loại kem mắt bạn nên chọn theo độ tuổi.

Nếu bạn < 25 tuổi nên chọn loại kem mắt dưỡng ẩm cơ bản là đủ, còn > 25 tuổi bạn nên chọn các sản phẩm giàu chất chống oxy hóa và có khả năng ngăn ngừa nếp nhăn.

​9. Kem dưỡng ẩm

Mục đích sử dụng kem dưỡng ẩm chính là giảm bớt sự mất nước từ lớp biểu bì.

Ngoài ra, kem dưỡng ẩm còn bảo vệ và cải thiện làn da giúp các collagen được kích thích sản sinh để da có độ đàn hồi tốt hơn.

Khi chọn kem dưỡng ẩm, bạn nên chú ý tới thành phần có Hyaluronic Acid, Hydrolyzed collagen, lysine, vitamin E, các tinh chất từ thiên nhiên vì chúng cấp nước cho da hiệu quả, làm dịu vết khô trên da và giúp da bớt hiện tượng sần sùi.

Đặc biệt, nên chọn những sản phẩm có chứa Non-comedogenic – đây là chất chống gây mụn vì trong kem dưỡng ẩm thông thường có thể sẽ có chất khiến da gây bít lỗ chân lông nên dễ hình thành mụn cám, trứng cá, viêm nhiễm…

​10. Kem chống nắng

Bước cuối cùng trong bí kíp chăm sóc da khô của mình là thoa kem chống nắng.

Đối với da khô, bạn không cần chọn kem chống nắng có chỉ số SPF quá cao mà chỉ cần từ 20 trở lên là có thể giúp da bảo vệ được khỏi tác hại từ tia UV.

Ngoài ra, do da khô dễ mất nước, bề mặt sần sùi thiếu mịn màng nên bạn hãy chọn những loại kem có thành phần giữ ẩm bổ sung như glycerin và ceramides để bảo vệ làn da.

Kem chống nắng dạng gel hay dạng xịt phun sương đều là những sản phẩm phù hợp giúp cung cấp nước, dưỡng ẩm cho làn da bị khô ráp.

​Những câu hỏi thường gặp khi chăm sóc da khô

​Có thể làm da hết khô hoàn toàn được không?

Da bị khô là biểu hiện của hàng rào lipid bảo vệ bề mặt da bị tổn thương khiến độ ẩm trên bề mặt bị thoát ra ngoài và các chất giữ ẩm cũng bị mất đi.

Muốn da hết khô hoàn toàn thì hàng rào lipid này phải được phục hồi và luôn bổ sung đủ lượng nước cùng độ ẩm còn thiếu.

Mà muốn làm được điều này thì ngoài các bước chăm sóc da khô hàng ngày ở trên thì các bạn cũng cần phải có chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, nghỉ ngơi hợp lý, tinh thần sảng khoái… tuy đơn giản song chúng cũng giúp ích rất nhiều tới việc cải thiện tình trạng da khô.

Ngoài ra, nếu da khô thuộc về hiện tượng di truyền thì khả năng hết hoàn toàn là hơi khó, nhưng nếu chịu khó chăm sóc và làm theo những điều ở trên thì chắc chắn da của bạn sẽ cải thiện rõ rệt.

​Nếu dùng serum dưỡng ẩm thì có thể bỏ qua kem dưỡng ẩm được không?

Cả serum dưỡng ẩm và kem dưỡng ẩm đều có chức năng cấp ẩm cho da nhưng hoạt động của nó lại ở mức độ khác nhau.

Nếu kem dưỡng ẩm khi bôi lên da thông thường chỉ có tác dụng ở tầng biểu bì thì serum lại khác, chúng thẩm thấu sâu hơn vào cấu trúc da bên dưới – nơi mà kem dưỡng ẩm không thể thẩm thấu được.

Do vậy, chúng ta nên sử dụng cả serum và kem dưỡng ẩm theo đúng quy trình chăm sóc da khoa học để đạt hiệu quả từng bước tốt nhất.

Lời kết

Vậy là xong, tuy diễn tả hơi dài nhưng thực ra các bước chăm sóc da khô hàng ngày vô cùng đơn giản.

Hy vọng, với những chia sẻ chi tiết trên đây các nàng sẽ cảm thấy dễ dàng hơn trong công cuộc skincare cho da khô.

Một làn da đẹp sẽ không dễ dàng với người thiếu kiên trì, do vậy bạn hãy cố gắng thực hiện đều đặn nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *